Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long
Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thông tin thị trường - 19-03-2020 02:06:25 PM
Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thiên nhiên ban tặng đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nước ngọt quanh năm, có ưu thế tuyệt đối trong phát triển nông nghiệp. Các chuyên gia quốc tế nhìn nhận, ĐBSCL là vựa lương thực của Việt Nam, góp phần quan trọng cho an ninh lương thực của thế giới

Thành lập Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng sông Cửu Long 
Theo Quang Đạm VFAEA, ngày 28/11/2017

“ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thiên nhiên ban tặng đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nước ngọt quanh năm, có ưu thế tuyệt đối trong phát triển nông nghiệp. Các chuyên gia quốc tế nhìn nhận, ĐBSCL là vựa lương thực của Việt Nam, góp phần quan trọng cho an ninh lương thực của thế giới ”.

Đó là chia sẻ của ông Lê Duy Minh – Chủ tịch VFAEA tại Lễ trao quyết định thành lập Văn phòng đại diện Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp khu vực ĐBSCL cho TS Lê Văn Bảnh, diễn ra ngày 16/10/2017.

Tham dự Lễ trao quyết định có: Ông Lê Duy Minh – Chủ tịch; ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; ông Lộ Ngọc Tường – Chánh Văn phòng cùng tập thể cán bộ Văn phòng Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA).

ĐBSCL có 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó có 3,8 triệu ha đất nông nghiệp, với dân số khoảng 18 triệu người; là vùng kinh tếtrọng điểm, trung tâm chính trị, kinh tế – xã hội, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng. Đây là vùng kinh tế thuần nông với cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 40% và cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 52%.


Ông Lê Duy Minh – Chủ tịch Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) trao quyết định thành lập Văn phòng khu vực ĐBSCL cho TS Lê Văn Bảnh


Theo ông Lê Duy Minh: “Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của vùng ĐBSCL chỉ bằng 27% cả nước, nhưng mỗi năm sản xuất hơn 25 triệu tấn lúa, hàng triệu tấn thủy sản, hàng triệu tấn trái cây và nhiều sản vật nông nghiệp khác, kim ngạch xuất khẩu hơn 10 tỷ USD”.

“Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng BĐSCL, Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam quyết định thành lập Văn phòng khu vực ĐBSCL tại TP Cần Thơ nhằm hỗ trợ nhà nông, doanh nghiệp nông nghiệp  phát triển và giao thương trong tương lai”, ông Lê Duy Minh, nhấn mạnh.

Nghị định 210 là cơ sở để kỳ vọng góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy công nghệ sản xuất và chế biến nông sản; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn tại ĐBSCL.

Những hạn chế trong liên kết sản xuất để tạo sản phẩm hàng hóa lớn gần đây đã được cải thiện như mô hình cánh đồng mẫu lớn, liên kết 4 nhà, hợp tác xã kiểu mới…Ngoài ra, các nhà quản lý cùng lãnh đạo các địa phương tại ĐBSCL đã có quy hoạch sản xuất các vùng chuyên canh quy mô lớn cùng chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp.

TS Lê Văn Bảnh – Nguyên Cục trưởng Cục chế biến Nông lâm thủy sản & Nghề muối (Bộ NN & PTNT), Trưởng Văn phòng VFAEA tại Đồng bằng Sông Cửu Long, chia sẻ: “ĐBSCL có lợi thế về tài nguyên đất, tài nguyên nước, có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, nguồn lao động dồi dào. Đây là những yếu tố để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và các loại hình thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy công nghiệp tiêu dùng, phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu”.

“Tiềm năng về nông nghiệp của khu vực ĐBSCL là lợi thế “trời cho” mà khó ở đâu có được. Nông dân nhạy bén trong áp dụng mô hình canh tác thích nghi theo tiểu vùng sinh thái như lúa – tôm, rừng – tôm trên vùng nước mặn, mang lại lợi nhuận cao và bảo vệ môi trường. Mặt hàng lúa gạo và thủy sản và cây ăn quả khu vực ĐBSCL có lợi thế so sánh rất lớn, không những so với các vùng khác trong nước, mà cả thị trường thế giới. Văn phòng VFAEA tại khu vực ĐBSCL sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ – Ban – Ngành nhằm phát huy tối đa lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng”, TS Lê Văn Bảnh, cho biết thêm.

Trong thời gian tới, khi các hiệp định thương mại đã ký kết có hiệu lực cùng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường đầu tư kinh doanh của khu vực được cải thiện là tiền đềquan trọng cho nông nghiệp khu vực ĐBSCL “bùng nổ”. Những kết quả đã đạt được cho thấy ngành nông nghiệp ĐBSCL đang đi đúng theo tinh thần của đề án tái cơ cấu mà Chính phủ đã đề ra.

Tin khác

Tin tức mới